• Thực phẩm
  • TỰ CÔNG BỐ ĐỂ LƯU HÀNH THỰC PHẨM, THỬ KIỂM NGHIỆM CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN THỰC PHẨM CHI TIẾT

TỰ CÔNG BỐ ĐỂ LƯU HÀNH THỰC PHẨM, THỬ KIỂM NGHIỆM CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN THỰC PHẨM CHI TIẾT

Trong thời đại ngày nay, khi mà ngành công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh mẽ và người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe, việc thử kiểm nghiệm và tự công bố thực phẩm trở thành một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng. Tự công bố thực phẩm không chỉ là việc tuân thủ quy định pháp luật, mà còn là cam kết về chất lượng và an toàn của sản phẩm do mình tạo ra.

1 2 3 4 5 5/5 - 2 Bình chọn - 325 Lượt xem

TỰ CÔNG BỐ ĐỂ LƯU HÀNH THỰC PHẨM, THỬ KIỂM NGHIỆM CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN THỰC PHẨM CHI TIẾT

Liên hệ: 0905.2014.99

1. Vì sao phải tự công bố thực phẩm

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Trước đây, quy định về lưu hành thực phẩm khá phức tạp, sản phẩm mới muốn được lưu thông trên thị trường thì bắt buộc phải công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Điều này gây khó khăn và cản trở cho doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất khi làm thủ tục hành chính. Vì việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khá phức tạp và tốn nhiều thời.
Cùng với sự phát triển của xã hội là nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm khá đa dạng và phong phú. Nắm bắt được thời đại, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời như làn gió mới giải quyết những khó khăn về thủ tục hành chính khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường của doanh nghiệp. Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã được bãi bỏ, thay vào đó doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục tự công bố thực phẩm là được.
Tự công bố thực phẩm là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thị trường, việc tự công bố thực phẩm giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kinh doanh, sản xuất. Tự công bố thực phẩm đơn giản là hành động mà một doanh nghiệp thực phẩm công bố các thông tin liên quan đến sản phẩm của mình đến cơ quan có thẩm quyền, bao gồm việc công bố thành phần, chất lượng, nguồn gốc, quy trình sản xuất và thông tin khác có liên quan.

2. Những sản phẩm nào được tự công bố

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn: Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
Ví dụ: bánh, kẹo, bia, sữa, nước trái cây, gia vị, mì tôm,…
- Phụ gia thực phẩm: là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
Ví dụ: Curcumin (phẩm màu), Turmeric (phẩm màu), Trimagnesi phosphat (Chất điều chỉnh độ acid, chất chống đông vón, chất ổn định, chất làm dày),…
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.
Ví dụ: chất dùng để tẩy trắng đường, chất dùng làm chua rau quả,…
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ví dụ: vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm bằng nhựa tổng hợp, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ tráng men,…

3. Tự công bố thực phẩm lên cơ quan nào

Hồ sơ tự công bố thực phẩm khi đã hoàn tất, doanh nghiệp cần thực hiện tự công bố như sau:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
- Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).
Tuỳ vào quy định, chỉ thị Uỷ ban nhân dân của mỗi Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương mà nơi nộp hồ sơ sẽ khác nhau. Ví dụ:
- Tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ do Ban quản lý an toàn thực phẩm quản lý.
- Tại Khánh Hoà sẽ do Sở công thương quản lý.
- Đặc biệt tại Hà Nội, tuỳ vào từng loại sản phẩm do cơ quan nào quản lý thì sẽ nộp hồ sơ công bố tại cơ quan đó như: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở công thương, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội.
Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ cơ quan quản lý tại địa phương mình là cơ quan nào để thực hiện thủ tục cho chính xác, tránh trường hợp nộp hồ sơ sai cơ quan dẫn đến việc tốn chi phí, thời gian và công sức.

4. Hồ sơ tự công bố gồm những gì

- Bản tự công bố sản phẩm;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Và một số giấy tờ khác.

5. Doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin gì để làm hoàn thiện hồ sơ tự công bố thực phẩm

Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tự công bố thực phẩm tại công ty chúng tôi để tiết kiệm thời gian và chi phí. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:
- Đăng ký doanh nghiệp
- Số điện thoại, email người phụ trách 
- Thông tin về sản phẩm cần công bố: tên sản phẩm, thành phần, hạn sử dụng,…
- Phiếu kiểm nghiệm (QVN hỗ trợ kiểm nghiệm)
- Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến)
- Một số giấy tờ khác tuỳ trường hợp và yêu cầu của từng cơ quan tại địa phương

6. Các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cần thực hiện thử kiểm nghiệm để phục vụ công bố

6.1. Công bố lưu hành nước mắm cần thử kiểm nghiệm

- Chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số VSV hiếu khí, Colifroms, E.coli, S.aureus, Cl.perjringens, Salmonella, V.parahaemolyticus

- Hàm lượng kim loại nặng: Arsen (As), Cadmi (Cd), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg)

6.2 Công bố lưu hành nước cam ép đóng chai cần thử kiểm nghiệm

- Các chỉ tiêu vi sinh: Tổng số VSV hiếu khí, Coliform, E. coli, Streptococci faecal, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, Tổng số nấm men và nấm mốc

- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Patulin

- Chỉ tiêu kim loại nặng: Chì, thiếc (đối với sản phẩm đóng lon thiếc)

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Piperonyl butoxid, 2-Phenylphenol, Propargit

6.3 Công bố lưu hành trà (chè) cần thử kiểm nghiệm

- Chỉ tiêu kim loại nặng: Arsen (As), Cadmi (Cd), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg).
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trà xanh: Bifenthrin, Buprofezin, Chlorpyrifos, Clothianidin, Cypermethrins, Deltamethrin, Dicofol, Endosulfan, Etoxazole, Fenpropathrin, Flubendiamide, Flufenoxuron, Hexythiazox, Indoxacarb, Methidation, Paraquat, Profenofos, Propargite, Thiamethoxam, Tolfenpyrad.

(Trên đây là chỉ tiêu kiểm nghiệm về lá trà phơi khô dùng để pha chế, khác với loại trà đóng chai sẵn trên thị trường)

6.4 Công bố lưu hành bột ca cao cần thử kiểm nghiệm:

- Chỉ tiêu kim loại nặng: Arsen (As), Cadmi (Cd), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg)
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong cacao: Clothianidin, Endosulfan, Hydrogen, Phosphide, Metalaxyl, Methyl Bromide, Thiamethoxam
Trên đây là những chỉ tiêu để kiểm nghiệm bột cacao nguyên chất, không thêm bất kỳ thành phần nào, nếu trong sản phẩm bột cacao có sữa thì chúng ta bắt buộc phải kiểm nghiệm thêm các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Aflatoxin M1
- Chỉ tiêu vi sinh vật: Enterobacteriaceae, Staphylococci dương tính với coa gulase,
Staphylococcal enterotoxin, L. monocytogens, Salmonella

6.5 Công bố lưu hành kẹo dừa cần thử kiểm nghiệm: 

- Chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số VSV hiếu khí, Colifroms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, Bacillus cereus, tổng số bào tử nấm men & nấm mốc
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Aflatoxin B1, Aflatoxin tổng, Ochratoxin A
- Hàm lượng kim loại nặng: Cadmi (Cd), Chì (Pb)

Đây là những chỉ tiêu kiểm nghiệm cho loại kẹo dừa truyền thống, hiện nay để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất cho mắt nhiều loại kẹo dừa được biến tấu như kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa lá dứa, kẹo dừa đậu phộng,... Từ đó ta sẽ nghiên cứu những chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau sao cho phù hợp với quy định pháp luật

6.6 Công bố lưu hành rượu cần thử kiểm nghiệm: 

- Yêu cầu đối với cồn thực phẩm dùng để pha chế: Độ cồn, hàm lượng acid tổng số, hàm lượng ester, hàm lượng aldehyd, hàm lượng rượu bậc cao, hàm lượng chất khô, hàm lượng các chất dễ bay hơi có chứa nitơ, hàm lượng furfural
- Các chỉ tiêu hóa học: hàm lượng methanol, hàm lượng lưu huỳnh dioxid (SO2), hàm lượng acid hydrocyanic
- Giới hạn kim loại nặng: Chì (Pb)
Tùy từng loại rượu như: rượu vang, rượu Brandy, rượu trái cây, rượu Vodka, rượu gạo,... mà ta có thể thêm bớt các chỉ tiêu kiểm nghiệm sao cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo đúng với quy định hiện hành.

6.7 Công bố lưu hành thịt bò khô cần thử kiểm nghiệm:

- Chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số VSV hiếu khí, E.coli, Salmonella
- Hàm lượng kim loại nặng: Cadmi (Cd), Chì (Pb)

6.8 Công bố lưu hành yến mạch cần thử kiểm nghiệm:

- Chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số VSV hiếu khí, Coliforms, E.coli, S.aureus, Cl. perfringens, B.cereus, tổng số bào tử nấm men & nấm mốc
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Aflatoxin B1, Aflatoxin tổng, Ochratoxin A, Deoxynivalenol, Zearalenone
- Hàm lượng kim loại nặng: Cadmi (Cd), Chì (Pb)

6.9 Công bố lưu hành muối ăn cần thử kiểm nghiệm

- Hàm lượng NaCl
- Độ ẩm
- Hàm lượng chất không tan trong nước
- I-ốt
- Asen (As), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Đồng (Cu)
Ngoài ra, chất phụ gia bổ sung vào muối thực phẩm phải đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. 
I-ốt bổ sung vào muối phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với kali iodat (KIO3) theo quy định tại QCVN 3-6:2011/BYT.
Lưu ý: Đây là những chỉ tiêu kiểm nghiệm cho muối sử dụng làm thực phẩm, không pha thêm bất kỳ các loại gia vị nào khác. Những loại như muối tiêu, muối ớt, muối tôm,... sẽ được kiểm nghiệm các chỉ tiêu khác.

6.10 Công bố lưu hành bánh su kem cần thử kiêm nghiệm

- Chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số VSV hiếu khí, Coliforms, E.coli, S.aureus, Cl. perfringens, B.cereus, tổng số bào tử nấm men & nấm mốc, Enterobacteriaceae, Salmonella
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Ochratoxin A, Aflatoxin B1, Aflatoxin tổng, Deoxynivalenol, Zearalenone
- Hàm lượng kim loại nặng: Cadmi (Cd), Chì (Pb)
Việc kiểm nghiệm bánh su kem còn tuỳ thuộc vào thành phần cụ thể của nó để đưa ra chỉ tiêu chính xác nhất theo quy định pháp luật, vì hiện nay bánh được biến tấu nhiều công thức để phù hợp với thị trường, quý khách cần lưu ý vấn đề này.

6.11 Công bố lưu hành siro dâu cần thử kiểm nghiệm:

- Các chỉ tiêu vi sinh: Tổng số VSV hiếu khí, Coliform, E. coli, Streptococci faecal, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, Tổng số nấm men và nấm mốc
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Patulin
- Chỉ tiêu kim loại nặng: Chì (Pb)

6.12 Công bố lưu hành nho khô cần thử kiểm nghiệm:

- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Aflatoxin B1, Aflatoxin tổng, Ochratoxin A
- Chỉ tiêu kim loại nặng: Arsen (As), Chì (Pb)
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Ametoctradin, Bifenazate, Boscalid, Bromide Ion, Buprofezin, Captan, Chlorpyrifos, Clofentezine, Clothianidin, Cyflumetofen, Cyhalothrin, Cypermethrins, Cyprodinil, Dichlobenil, Difenoconazole, Dimethomorph, Dinotefuran, Dithianon, Ethephon, Etofenprox, Famoxadone, Fenarimol, Fenbutatin Oxide, Fenhexamid, Fenpyroximate, Fluopicolide, Fluopyram, Flusilazole, Flutriafol, Folpet, Hexythiazox, Indoxacarb, Kresoxim-Methyl, Mandipropamid, Methoxyfenozide, Metrafenone, Myclobutanil, Parathion-Methyl, Penconazole, Propargite, Pyraclostrobin, Pyrimethanil, Spinozad, Spirodiclofen, Spirotetramate, Sulfoxaflor, Tebuconazole, Tebufenozide, Triadimefon, Triadimenol, Trifloxystrobin, Zoxamide.

6.13 Công bố lưu hành cà phê cần thử kiểm nghiệm:

- Chỉ tiêu độc tố vi nấm: Ochratoxin A
- Hàm lượng kim loại nặng: Arsen (As), Cadmi (Cd), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg)
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Aldicarb, Azoxystrobin, Boscalid, Buprofezin, Carbendazini, Carbofuran, Chlorantraniliprole, Clopyrifos, Clothianidin, Cyantraniliprole, Cypermethrins, Cyproconazole, Disulfoton, Endosulfan, Fenpropathrin, Flutriafol, Glufosinate-Ammonium, Haloxyfop, Imidacloprid, Permethrin, Phorate, Propiconazole, Pyraclostrobin, Saflufenacil, Spirodiclofen, Tebuconazole, Terbufos, Thiamethoxam, Triadimefon, Triadimenol

 

 

Liên hệ: 0934.860.590

 

Sản phẩm tương tự