• Thực phẩm
  • QUY TRÌNH HỒ SƠ THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM YẾN SÀO

QUY TRÌNH HỒ SƠ THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM YẾN SÀO

Yến sào là được xem là sản phẩm bổ dưỡng mà người tiêu dùng rất ưa chuộng lựa chọn để bồi bổ sức khoẻ. Cùng với mức sống ngày càng cao thì việc tiêu thụ yến sào cũng tăng trưởng rất mạnh. Nhất là từ sau đợt dịch bệnh toàn cầu Covid-19 vừa qua, tăng cường sức khoẻ bằng yến sào trở thành thói quen của rất nhiều gia đình. Vậy doanh nghiệp gia nhập thị trường yến sào như thế nào? Công bố sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật là 1 trong những bước đầu tiên doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm lưu hành thị trường?

1 2 3 4 5 5/5 - 2 Bình chọn - 528 Lượt xem

QUY TRÌNH HỒ SƠ THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM YẾN SÀO

1. Cơ sở pháp lý công bố sản phẩm yến sào

- Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế.

- Quy Chuẩn Việt Nam QCVN 6-2:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.

2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ tự công bố sản phẩm yến sào

Hồ sơ tự công bố sản phẩm yến sào bao gồm:

- Bản tự công bố sản phẩm theo quy định

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm có thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Và một số giấy tờ khác

Trình tự công bố sản phẩm yến sào:

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.

- Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.

Hoặc nộp bưu điện/trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để lưu trữ hồ sơ và đăng tải sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm các Tỉnh/Thành.

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm.

3. Kiểm nghiệm sản phẩm yến sào

- Các chỉ tiêu vi sinh vật: Streptococci faecal, Pseudomonas aeruginosa, Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliform, …

- Các chỉ tiêu kim loại nặng

- Các chỉ tiêu thuộc về chất lượng sản phẩm như: Alanine, Glycine, Methionine, …

4. Đăng ký thương hiệu sản phẩm yến sào:

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh yến sào có thể đăng ký thương hiệu sản phẩm của mình tùy mục đích.

- Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm cho sản phẩm yến sào

- Đăng ký bản quyền bao bì sản phẩm (nếu cần thiết)

- Đăng ký nhãn hiệu/logo độc quyền cho thương hiệu

Chỉ bắt buộc đối với trường hợp đưa sản phẩm yến sào vào siêu thị. Nếu doanh nghiệp chỉ bán lẻ cho người tiêu dùng thì không cần đăng ký.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có đăng ký hết thì sẽ không có bất kỳ đơn vị nào có thể xâm phạm và sử dụng tên thương hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Hỗ trợ công bố và kiểm nghiệm sản phẩm yến sào: Thảo 0934.860.590 (Zalo)

 

Sản phẩm tương tự