• Thực phẩm
  • QUY TRÌNH HỒ SƠ THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ MẬT ONG

QUY TRÌNH HỒ SƠ THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ MẬT ONG

Mật ong là sản phẩm bổ dưỡng đối với cơ thể, rất được ưa chuộng đối với chị em phụ nữ. Mật ong có thể hỗ trợ trị các bệnh cảm cúm, ho, hen suyễn,... tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mật ong còn có chức năng làm đẹp da nên rất được săn đón. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay sản phẩm mật ong thật giả lẫn lộn, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Vì vậy, kiểm nghiệm mật ong và tự công bố mật ong là cách để doanh nghiệp tạo niềm tin đến người tiêu dùng, chứng minh chất lượng sản phẩm của mình, tạo cảm giác an tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.

1 2 3 4 5 5/5 - 2 Bình chọn - 409 Lượt xem

QUY TRÌNH HỒ SƠ THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ MẬT ONG

1. Cơ sở pháp lý tự công bố mật ong:

- Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ( sửa đổi, bổ sung năm 2018).

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế.

- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại trong thực phẩm).

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019: Mật ong.

2. Trình tự hồ sơ thủ tục tự công bố mật ong:

Hồ sơ tự công bố sản phẩm mật ong:

Để lưu hành mật ong ra thị trường, doanh nghiệp cần phải tự công bố sản phẩm, hồ sơ công bố sản phẩm theo quy định bao gồm:

- Bản tự công bố sản phẩm theo quy định

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm có thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành.
Và một số giấy tờ khác

Trình tự công bố sản phẩm mật ong:

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
- Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm.

3. Kiểm nghiệm, thử nghiệm để tự công bố mật ong:

Mật ong trước khi được lưu hành phải được lên chỉ tiêu kiểm nghiệm và gửi sản phẩm đến phòng thí nghiệm đạt chuẩn để kiểm tra chỉ tiêu.

Các chỉ tiêu bắt buộc phải kiểm nghiệm mật ong:

- Yêu cầu cảm quan: 

- Các chỉ tiêu hóa-lý:

- Hàm lượng kim loại nặng (Quy chuẩn Việt Nam QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)

4. Đăng ký thương hiệu sản phẩm mật ong:

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mật ong có thể đăng ký thương hiệu sản phẩm của mình tùy mục đích.

- Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm cho sản phẩm mật ong

- Đăng ký bản quyền bao bì sản phẩm (nếu cần thiết)

- Đăng ký nhãn hiệu/logo độc quyền cho thương hiệu

Chỉ bắt buộc đối với trường hợp đưa sản phẩm mật ong vào siêu thị. Nếu doanh nghiệp chỉ bán lẻ cho người tiêu dùng thì không cần đăng ký. 

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có đăng ký hết thì sẽ không có bất kỳ đơn vị nào có thể xâm phạm và sử dụng tên thương hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Quy định về gắn nhãn sản phẩm mật ong được quy định tại:

- Nghị định 43/2017/NĐ-CP Nghị định về nhãn hàng hóa;

- Thông tư 05/2019/TT-BKHCN Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

- Nghị định 111/2017/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Bao gồm các thông tin cơ bản sau:

- Định lượng;

- Ngày sản xuất; hạn sử dụng;

- Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

- Thông tin cảnh báo;

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

* Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi để tự viết hồ sơ hoặc dùng dịch vụ của chúng tôi để tiết kiệm thời gian và nhân lực,

5.Liên hệ tư vấn quy trình hồ sơ thủ tục tự công bố mật ong: 0934.86.05.90 (Zalo)

Kính chúc Quý Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, bền vững theo yêu cầu của pháp luật.

Tham khảo:

Quy trình, hồ sơ, thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm

Sản phẩm tương tự