LÊN CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM THỬ NGHIỆM THỰC PHẨM
LÊN CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM THỬ NGHIỆM THỰC PHẨM
Bài viết dưới đây sẽ trình bày về các chỉ tiêu thử nghiệm cho các sản phẩm nhằm mục đích phục vụ công bố sản phẩm, chúng tôi cũng có dịch vụ công bố sản phẩm và thử nghiệm, kiểm nghiệm thực phẩm, khách hàng cần hỗ trợ hoặc trao đổi gì thêm có thể liên hệ Thảo 0905.2014.99 (Zalo)
1. Kiểm nghiệm thử nghiệm Mật ong
- Các chỉ tiêu hoá lý: Hàm lượng nước, fructose và glucose, sucrose, đường C-4, hydroxymetylfurfural...
- Hàm lượng kim loại nặng: chỉ, thuỷ ngân, cadimi, arsen
2. Kiểm nghiệm thử nghiệm Yến sào
Yến sào là sản phẩm đồ uống không cồn cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau
- Các chỉ tiêu vi sinh vật: VSV hiếu khí, Coliform, Escherichia coli ...
- Kim loại nặng
- Các chỉ tiêu chất lượng: protein và các loại axit amin
3. Kiểm nghiệm thử nghiệm ớt khô
- Các chỉ tiêu vi sinh vật
- Độc tố vi nấm: Ochratoxin A, Aflatoxin B1, Aflatoxin tổng (B1, B2, G1, G2)
- Kim loại nặng
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Abamectin, Acephate, Acetamiprid, Ametoctradin....
- Sudan
- Rhodamine B
4. Kiểm nghiệm thử nghiệm bánh mứt kẹo
+ Chỉ tiêu cảm quan: Màu sắc, hình dáng, mùi, vị.
+ Chỉ tiêu hóa lý: Năng lượng, hàm lượng carbohydrates, hàm lượng đạm, chất béo, sacaroza, độ ẩm,...
+ Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Colifroms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, tổng số bào tử nấm men & nấm mốc,...
+ Chỉ tiêu kim loại nặng: Hàm lượng chì, hàm lượng cadimi,...
* Đây là các chỉ tiêu tham khảo chung cho sản phẩm bánh, mứt, kẹo, tùy thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp kiểm nghiệm những chỉ tiêu khác nhau đảm bảo đúng theo yêu cầu của Bộ Y Tế.
5. Kiểm nghiệm thử nghiệm hạt ngũ cốc (hạnh nhân, hạt điều, hạt macca, mắc ca ...)
- Các chỉ tiêu vi sinh vật
- Hàm lượng độc tố vi nấm
- Hàm lượng kim loại nặng
Trên đây là các chỉ tiêu chung thường được tiến hành thử nghiệm cho nhóm sản phẩm hạt ngũ cốc, tùy thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp kiểm nghiệm những chỉ tiêu khác nhau đảm bảo đúng theo yêu cầu của Bộ Y Tế.
Các sản phẩm khác sẽ có những mức giới hạn khác nhau. Ví dụ:
- Về các chỉ tiêu vi sinh sẽ đưa chia thành 2 nhóm như sau:
+ Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ (có xử lý nhiệt trước khi sử dụng);
+ Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, khoai củ, đậu (dùng trực tiếp, không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng).
- Ngoài ra những hạt ngũ cốc này phải lên chỉ tiêu thử nghiệm cho tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có trong thực phẩm, mỗi loại hạt sẽ có những chỉ tiêu khác nhau, một số chỉ tiêu cần phải thử nghiệm như:
+ Hạnh nhân: Propargite, Pyrimethanil, Tebufenozide, Abamectin, Buprofezin, Captan, Chlordane, Chlorpyrifos,...
+ Hạt điều: Diquat
6. Kiểm nghiệm thử nghiệm nước ép
7. Kiểm nghiệm thử nghiệm gia vị và nước chấm
- Chỉ tiêu vi sinh
- Hàm lượng độc tố vi nấm
- Hàm lượng kim loại nặng
- Mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm
- Các chỉ tiêu chất lượng chính
Đó là các chỉ tiêu chung thường được tiến hành thử nghiệm cho nhóm sản phẩm gia vị và nước chấm, tùy vào đặc tính và thành phần của từng loại mà có gia giảm các chỉ tiêu thử nghiệm cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Các sản phẩm khác sẽ có những mức giới hạn khác nhau. Ví dụ:
- Về các chỉ tiêu vi sinh sẽ đưa chia thành các nhóm như sau:
+ Nhóm gia vị;
+ Nhóm nước chấm nguồn gốc động vật;
+ Nước chấm nguồn gốc thực vật.
- Hàm lượng độc tố vi nấm: xem xét trong thành phần có những gì, như trong bột mì sẽ phải test thêm 2 chỉ tiêu Deoxynivalenol và Zearalenone, nhưng trong nước chấm sẽ không cần.
- Đối với các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ta sẽ lên chỉ tiêu thử nghiệm từ TCVN cho từng loại sản phẩm riêng biệt (chỉ tiêu quy định tại TCVN có thể test hoặc không tùy vào nhu cầu của chủ sở hữu), hoặc sẽ lên chỉ tiêu dựa trên TCCS mà nhà sản xuất xây dựng.
- Đặc biệt, đối với nhóm sản phẩm gia vị có nguồn gốc từ thực vật như tiêu, ớt, bột tỏi,... bắt buộc phải lên các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, nên bắt buộc phải thử nghiệm tồn dư của thuốc còn sót lại trong thực phẩm tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Đối với từng loại thực phẩm sẽ có những tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, cần lên chỉ tiêu chính xác, đúng và đủ tránh gây mất thời gian cũng như tiền bạc và công sức khi nghiên cứu và đưa sản phẩm vào thử nghiệm.
Một số tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cần phải thử nghiệm trong thực phẩm:
- Ớt khô: Abamectin, Azoxystrobin, Bifenthrin, Boscalid, Cypermethrins, Cyprodinil, Cyromazine, Diazinon, Dichlobenil, Ethoprophos, Fenamidone, Methomyl,...
- Tiêu: Dithiocarbamates, Prochloraz, Prochloraz,...
8. Kiểm nghiệm thử nghiệm nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai
- Hàm lượng kim loại nặng: Arsen (As), Cadmi (Cd), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg).
- Các chỉ tiêu hóa học:
+ Nước khoáng thiên nhiên đóng chai: Stibi, Arsen, Bari, Borat, Cadmi, Crom, Đồng, Cyanid, Fluorid, Chì, Mangan, Thủy ngân, Nickel, Nitrat, Nitrit, Selen.
+ Nước uống đóng chai: Stibi, Arsen, Bari, Bor, Bromat, Cadmi, Clor, Clorat, Clorit, Crom, Đồng, Cyanid, Fluorid, Chì, Mangan, Thủy ngân, Molybden, Nickel, Nitrat, Nitrit, Selen.
- Các chỉ tiêu vi sinh vật:
+ Kiểm tra lần đầu: E. coli hoặc coliform chịu nhiệt, Coliform tổng số, Streptococci feacal, Pseudomonas aeruginosa, Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit.
+ Kiểm tra lần hai: Coliform tổng số, Streptococci feacal, Pseudomonas aeruginosa, Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit.
Lưu ý: nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai là hai loại không nằm trong danh của đồ uống không cồn theo QCVN 6-2:2010/BYT
9. Kiểm nghiệm thử nghiệm thực phẩm đông lạnh