KHI NÀO PHẢI THỬ NGHIỆM, KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN
KHI NÀO PHẢI THỬ NGHIỆM, KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN
1. Cơ sở pháp lý thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng phân bón
- Luật Trồng trọt năm 2018.
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón.
- Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón.
2. Khi nào phải thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng phân bón
- Thử nghiệm, kiểm nghiệm khi thực hiện khảo nghiệm và đăng ký lưu hành cho phân bón:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành, trừ các loại phân bón sau:
+ Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
Bất kỳ loại phân bón nào dù khảo nghiệm hay không cần khảo nghiệm đều cần phải đăng ký lưu hành, kết quả thử nghiệm, kiểm nghiệm là một giấy tờ cần thiết để đăng ký lưu hành.
- Thử nghiệm, kiểm nghiệm phục vụ công bố hợp quy cho phân bón
Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định của Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
- Thử nghiệm, kiểm nghiệm phục vụ chứng nhận hợp quy phân bón
Việc chứng nhận hợp quy đối với phân bón được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
+ Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức này là 3 năm và thực hiện đánh giám sát theo tần suất tối đa 12 tháng một lần. Đánh giá giám sát và đánh giá lại phải lấy mẫu toàn bộ phân bón đã chứng nhận hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và yếu tố hạn chế theo quy định tại Phụ lục IV của Quy chuẩn này.
+ Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô phân bón. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô phân bón được đánh giá. Phương thức này áp dụng cho phân bón nhập khẩu.
- Thử nghiệm chất lượng nguyên liệu đầu vào
Để kiểm soát tốt chất lượng thành phầm, việc thử nghiệm nguyên liệu đầu vào là một bước cần thiết trong quy trình sản xuất phân bón.
- Kiểm nghiệm thành phẩm
Sau mỗi lô sản xuất, doanh nghiệp thường bốc mẫu để kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đưa phân bón lưu hành ra thị trường
Đối với các đơn vị gia công phân bón, kiểm nghiệm thành phần hàm lượng phân bón thành phẩm là một căn cứ để giao nhận và thanh toán chi phí gia công phân bón
- Thử nghiệm phục vụ giám sát định kỳ chất lượng phân bón
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là 3 năm và thực hiện đánh giám sát theo tần suất tối đa 12 tháng một lần. Đánh giá giám sát và đánh giá lại phải lấy mẫu toàn bộ phân bón đã chứng nhận hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
3. Chọn phòng thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng phân bón phù hợp
Nhà sản xuất có phòng thử nghiệm thì phòng thử nghiệm phải được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025, hoặc nếu không thì nên hợp tác với tổ chức thử nghiệm được chỉ định
4. Các chỉ tiêu bắt buộc khi thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng phân bón:
Phân bón lưu hành tại Việt Nam cần thử nghiệm, kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của QCVN 01-189:2019/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón.
Tùy vào từng loại phân bón mà cần phải thử nghiệm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu khác nhau bao gồm:
- Các chỉ tiêu chất lượng chính
- Chỉ tiêu chất lượng bổ sung phải đăng ký
- Chỉ tiêu chất lượng bổ sung được đăng ký
- Yếu tố hạn chế trong phân bón
* Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi để thử nghiệm, kiệm nghiệm phân bón đúng các chỉ tiêu cần thiết, nếu cần tìm hiểu thêm có thể liên hệ chúng tôi theo số điện thoại (zalo) 0905.2014.99 - Ms. Thảo.
Kính chúc Quý Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, bền vững theo yêu cầu của pháp luật.